CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CAO TỐC TPHCM – LONG THÀNH – DẦU GIÂY
I. CAO TỐC TPHCM –LONG THÀNH- DẦU GIÂY
1. Giới thiệu :
Khái niệm cao tốc : Hiện nay không có tiêu chuẩn nào được đặt ra khi làm hệ thống đường cao tốc Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì các đường cao tốc ở Việt Nam đều được xây dựng với qui mô từ 4 đến 6 làn bao gồm 2-3 làn mỗi chiều và đều liên kết đến các quốc lộ và các đường cao tốc khác ở nơi mà đường cao tốc đi qua. tốc độ các đường cao tốc ở Viêt Nam đều được thiết kế tối đa từ 100 đến 120 KM/H.
Lộ trình :
Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 03 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7km. Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 – chỉ xây dựng bốn làn xe trên toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA. Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
Đường cao tốc bắt đầu từ nút giao An Phú với Đại lộ Đông – Tây thuộc Quận 2, TP.HCM, đi qua Quận 9 của TP.HCM, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai, và kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 1 tại Dầu Giây (xem Minh họa 1).
Xây dựng : Đường cao tốc được chia thành hai thành phần:
Đoạn An Phú – Vành đai II dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h; quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 26,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, vận tốc thiết kế 120 km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100 km/h); quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn
cấp là 2×3 m.
Thông xe :
Khoảng 20km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 01 năm 2014. Ngày 29 tháng 08, thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9). Đoạn đường dài 4km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 01 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 08 tháng 02 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất thi công. Và mỗi km di chuyển là 2000 đồng.Tuyến đường Cao Tốc này rất ý đối với kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chủ đầu tư : chủ đầu tư dự án là Công ty Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (Vietnam Expressway Corporation – VEC). Tính khả thi tài chính là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ một phần chi phí đầu tư của dự án này
Công ty Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải được thành lập vào tháng 10 năm 2004 với nhiệm vụ đầu tư xây dựng, khai thác, thu phí hoàn vốn và tái đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc quốc gia. Tổng vốn điều lệ của Công ty là 1.000 tỷ VND. Cùng với Dự án HLD, VEC cũng đang triển khai hai dự án đường cao tốc khác là Cầu Giẽ – Ninh Bình dài 50km với tổng đầu tư 7.692 tỷ đồng và Nội Bài – Lào Cai dài 264 km với tổng đầu tư 19.984 tỷ đồng. VEC cũng được Chính phủ giao chuẩn bị đầu tư ba dự án đường cao tốc khác là Hà Nội – Lạng Sơn, Hạ Long – Móng Cái và Bến Lức – Long Thành. Vậy, tổng đầu tư của ba dự án này cộng lại là trên 43.000 tỷ đồng (tương đương 2,7 tỷ USD). Dự án hoàn thành sớm nhất của VEC là Nội Bài – Lào Cai vào cuối năm 2010. Như vậy, tới 2011, VEC mới bắt đầu có tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh với giá trị lớn và cũng mới bắt đầu có doanh thu từ phí giao thông. Lợi nhuận của VEC năm 2006 vào khoảng 48 tỷ VND từ thu nhập lãi tiền gửi.
Đơn vị thi công
Hiện tại, xe cộ đi vào hay đi ra TP.HCM theo hướng Đông Bắc chủ yếu phải theo xa lộ Hà Nội qua cầu Đồng Nai rồi đi qua Biên Hòa. Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, tuyến đường này hiện ngày càng bị ách tắc. Dự án HLD sẽ tạo ra một tuyến giao thông mới với lưu lượng cao và tốc độ nhanh để trở thành tuyến đường chính yếu kết nối vùng TP.HCM với phía Bắc, sân bay quốc tế mới tại Long Thành và hệ thống cảng biển nước sâu tại Bà Rịa –Vũng Tàu. Dự án HLD được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc dành cho xe ô-tô với tốc độ thiết kế 120 km/h và chỉ có ba nút giao với Đại lộ Đông – Tây tại An Phú, với Quốc lộ 51 tại Long Thành và với Quốc lộ 1 tại Dầu Giây. Sau khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ được vận hành dưới hình thức thu phí giao thông.
2. Ý nghĩa cao tốc :
- Giao thương giữa các tỉnh trong khu vực Đông nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên - Duyên hải nam trung bộ được rút ngắn thời gian - Giải tỏa áp lực về giao thông - Phát triển kinh tế nơi nó đi ngang Tuyến đường này giúp giảm cự ly , và thời gian từ TP.HCM đi các tỉnh Vũng Tàu, Đồng Nai, Và Đặc biệt là các tour du lịch như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt... cũng đang sử dụng tuyến đường cao tốc này.
Nói về doanh thu , năm 2015 doanh thu là của thu phí trên cao tốc là hơn 565 tỷ thì sang năm 2016, doanh thu của công ty VEC tăng lên 2305 tỷ đồng , doanh thu thu phí củ tuyến cao tốc cũng tăng lên 783 tỷ đồng ( từ 565 lên 783 tỷ ) với hơn 13 trieu 130 ngàn lượt phuong tiên giao thông , bình
quân mỗi ngày thu hơn 2,1 tỷ đồng tiền phí, con sô ko nhỏ xíu nào. Qua 2017 , lượng xe lưu thông qua tuyến cao tốc này tăng lên 14tr 170 ngàn lượt ptien , mang về cho VEC doanh thu cho VEC tổng cộng 971 tỷ đồng doanh thu, tương đương 2,57 tỷ đồng mỗi ngày.
năm 2018, 4 tuyến cao tốc do công ty quản lý đã đón tổng cộng 41 triệu lượt phương tiện lưu thông, cao hơn 15% so với năm trước. Tương ứng, doanh thu thu phí cũng vượt 17%. Trong đó, riêng tuyến cao tốc TP.HCM -Long Thành - Dầu Giây đã đóng góp 14,7 triệu lượt phương tiện lưu thông. Qua đómang về khoản doanh thu 1.100 tỷ đồng cho công ty. Như vậy, số tiền bình quân tuyến cao tốc này thu được mỗi ngày trong năm gần nhất vào khoảng hơn 3 tỷ đồng, trong năm 2018, kỷ lục thu phí một ngày của tuyến cao tốc này là 4,7 tỷ đồng doanh thu , tức gần 5 tỷ một ngày
3. Những vấn đề hiện nay :
a)TP.HCM chi 1.035 tỉ đồng đầu tư nút giao An Phú.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC cho biết, nút giao thông An Phú, quận 2, TPHCM thường xuyên bị ùn ứ nhưng đến năm 2020 mới có thể khởi công dự án này được vì thủ tục rất rườm rà. mong muốn sớm xây dựng nút giao thông An Phú quận 2 để giải quyết điểm nóng về kẹt xe giữa đường Mai Chí Thọ với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nút giao thông An Phú
Trong đó, trong giai đoạn một của dự án, tầng 1 xây dựng hầm chui 2 chiều, mỗi chiều 2 làn xe theo hướng đi từ đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây - đường Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại. Ngoài ra, xây thêm hầm chui 2 làn xe theo hướng từ đường cao tốc TP.HCM- Long Thành –Dầu Giây vào đường Lương Định Của. Tại tầng 2 sẽ xây dựng cầu vượt 2 làn xe theo hướng từ đường Lương Định Của vào đường cao tốc TP.HCM-Long Thành- Dầu Giây và cầu vượt 2 làn xe theo hướng từ ngã ba Cát Lái - Mai Chí Thọ đi đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây.
Nút giao thông An Phú, quận 2 là điểm đầu của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và là điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt với đại lộ Đông - Tây (nay là Mai Chí Thọ).
b)Đường cao tốc Bắc Nam vẫn chưa hoàn thành :
Lời cuối của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng vào năm 2018 là ngành giao thông vận tải, sau 5 năm là người đứng đầu, ông còn nợ nhân dân tuyến cao tốc Bắc - Nam, nợ dự án sân bay Long Thành, nợ một tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM với mong muốn “sáng ăn phở Hà Nội, tối uống cà phê TPHCM”, nợ nhân dân vùng sâu xa hàng nghìn cây cầu dân sinh để họ được an toàn hơn.
c)Nói thêm về uống rượu bia bị cấm đi xe :
Khi lưu thông trên cao tốc hay lưu thông trên xa lộ , quốc lộ phải hết sức để ý vì có rất nhiều tài xế họ ngủ gục, ngủ quên, có khi chạy trong vô thức luôn, ko biết bạn nào đã chạy trong tình trạng đó chưa, một lưu ý là khi buồn ngủ là phải tìm đường tách vào rửa mặt hay tìm đường nghỉ một chút là tốt nhất, đừng cố gắng điều khiển xe, mặc dù mình thấy trước mặt là không có gì cả,đường trống vắng cảm thấy an toàn , trên cao tôc xe chạy tốc độ rất cao , chỉ cần lạc tay lái một tý thôi là xe sau sẽ chạy lên ủi liền , họ ủi mình hay mình tông họ cũng chưa biết, có nhiều tai nạn rất là oan vì tài xế ngủ gật ,tài xế càng chuyên nghiệp càng dễ gây tai nạn, vì nghề của họ nên họ chạy ngày chạy đêm dẫn đến thiếu ngủ ngồi trên xe ngủ gục là chuyện rât bình thường, chú ý hơn là những người đã uống rượu bia nhưng vẫn điều khiển xe.
Tại văn bản pháp luật năm 2009 , việc uống bia/rượu trước/trong khi lái xe ôtô bị cấm triệt để,
nhưng với người điều khiển môtô, xe gắn máy, nồng độ cồn cho phép (dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở), tức là không cấm hoàn toàn.Luật mới ra ngày 14/6/2019 vừa qua (Khoản 6 Điều 5) trong việc quy định nghiêm cấm hành vi uống rượu/bia khi lái xe được nâng lên như sau:Cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Điều này có nghĩa là mở rộng phạm vi nghiêm cấm tuyệt đối việc đi xe máy, môtô, thậm chí cả xe máy điện khi đã uống rượu/bia,phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm
CHƯƠNG 2 : NHỮNG ĐỊA ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý HAI BÊN ĐƯỜNG CAO TỐC
Dài 2.346 mét, rộng 19,7 mét. Cầu được thiết kế cho 4 làn xe lưu thông với vận tốc thiết kế 100 km/giờ, giá trị hợp đồng của gói thầu trên 1.219 tỷ đồng.
Là ranh giới giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nếu đi theo tuyến cao tốc Long Thành dầu Giây.
II. Vài nét sơ lược về Đồng Nai :
Đến Biên Hoà chúng ta còn có thể thăm những vườn bưởi đã từng đi vào văn thơ :
“Ai qua Phú Hội, Phước Thiên,
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ngọt hơn quýt mận cam sành
Biên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn.”
Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên. Đây là một tỉnh của Đông Nam Bộ với diện tích 5.863km2 , và khoảng 2.3 triệu dân. Theo Ông Vương Hồng Sễn , thời chúa Nguyễn 1 số người không theo nhà Thanh mà di dân sang Việt Nam lập ra Nông Nại Đại Phố , về sau đọc trại là Đồng Nai. Hoặc còn nhiều giả thiết khác nữa, đến với Đồng Nai có đặc sản là Bưởi Tân Triều, Bưởi Đường Nùm, Bưởi Thanh…. Cùng với thời gian Đồng Nai ngày càng phát triển về công nghiệp nên đạt 5 điểm nhất so với cả nước trong ngành công nghiệp: Địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất so với cả nước. Có diện tích đất công nghiệp lớn nhất. Nhiều dự án về công nghiệp nhất. Vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Mức tăng trưởng giá trị sản phảm công nghiệp cao nhất.
III. Cù Lao Phố :
Cù lao Phố là một cù lao nằm trên sông Đồng Nai, nay là phường Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Sông Đồng Nai chảy đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông-Nam của thành phố Biên
Hòa, tên hành chính hiện nay là phường Hiệp Hòa với tổng diện tích đất đai là 694,6495 ha Cù lao Phố
còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền. Người có công lớn trong công cuộc phát triển vùng Cù lao Phố là Trần Thượng tự Trần Thắng Tài (? – 1720), nguyên là tổng binh ba châu Cao-Lôi-Liêm dưới triều Minh, bởi không chịu làm tôi nhà Thanh nên đã dẫn thuộc hạ sang thần phục chúa Nguyễn Phúc Tần vào năm 1679 và được cho vào đây cư trú. Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân (ngày nay thuộc Biên Hòa)lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Cho nên một phần lớn nhóm người Hoa, đã chuyển từ Bàn Lân đến Cù lao Phố. Và cùng với nhóm
lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay. Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v... Sau 97 năm thịnh vượng (1679 - 1776) Cù lao Phố bắt đầu suy tàn bởi nhiều biến cố lịch sử. Kể từ đó, vùng Cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng trong mà thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho.
IV. Cầu Đồng Nai và sông Đồng Nai
Cầu Đồng Nai là một cây cầu đường bộ quan trọng nằm tại km 1872 + 579 thuộc QL 1A, bắc qua song Đồng Nai ở giữa địa phận thành phố Biên Hòa và thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Cầu có chiều dài 453,9 m, được thiết kế phần xe chạy 16 m với 4 làn xe, lề dành cho người đi bộ hai bên rộng 3,6 m Được xây dựng từ năm 1964, cây cầu hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch với hơn 44.000 lượt xe mỗi ngày. Có cảnh báo cầu có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hiện tại, dự án xây dựng cầu Đồng Nai 2 nằm song song với cây cầu đã được tiến hành để có thể thay thế một phần tải trọng cho cầu Đồng Nai cũ. Cầu Đồng Nai 2 dài 461 m,cách cầu Đồng Nai cũ 3 m về phía thượng nguồn. Cầu này nằm trong dự án "Đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu" với tổng kinh phí 1.877 tỷ đồng Dự án gồm cầu Đồng Nai 2, cầu vượt Tân Vạn (trên xa lộ Hà Nội theo hướng Biên Hòa về Thành phố Hồ Chí Minh, đường gom chui dưới cầu), hầm chui (nằm trên quốc lộ 1 hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh về Biên Hòa), nút giao Vũng Tàu (dài 1,6 km, kết nối các tuyến xa
lộ Hà Nội, quốc lộ 51, tuyến tránh Biên Hòa) và nút giao Tân Vạn (dài khoảng 1 km, kết nối giữa xa lộ Hà Nội,Tỉnh lộ 16, Tỉnh lộ 747 hiện hữu và vành đai 3, đường vào cụm cảng Đồng Nai trong tương lai)
Sông Đồng Nai : là con sông nội thủy dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2). Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đước thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông,
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600
km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R’Lắp
(Đắk Nông) và Bảo Lâm – Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (quận 9 – 2 – 7 , Nhà Bè , Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ). Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi
là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông
V. Cây Cao Su
Cuối
TK IXX đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin mang giống cao su sang VN cho trồng
thí nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với
điều kiện đất đai và khí hậu VN.Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn
người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc Mai – Nác đã biết dùng mủ
cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt tên cho cây
này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX khắp thế giới đã
trồng cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi, Châu
Mỹ và vài nước Châu Á.Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên
âm chữ Caoochoc và gọi là cây cao su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi
nhưng không thành công.
Đến
năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ông
Thêm – Thủ Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45
ha, cùng thời điểm mà BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang.
Sau đó họ nhập giống từ Colombia & Bazil, đến năm 1904 thành lập đồn điền
cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với diện tích 3.400 ha đầu
tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao
su do Nhà Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển
ngành cao su.
Cây
cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng
0,8m – 10m người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng,
mỗi cây cách nhau 4 – 5m thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để
cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ,
đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người
thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vì khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy
ra mạnh nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có
móc cong cạo lớp vỏ lụa bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như
vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến năngsuất của cây. Trung
bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ tươi sau khi sấy khô sẽ còn
1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay diện tích
trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban
đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ
nếu họ ở trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền
cao su cho Pháp bị bóc lột rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy
mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao như sau:
“Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
hay “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM
Theo Bộ GTVT trong kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 sẽ triển khai 11 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam dài 654 km, với tổng vốn đầu tư 101.700 tỉ đồng. Bao gồm 3 dự án làm cao tốc đầu tư từ vốn ngân sách và 8 dự án làm đường cao tốc theo hình thức BOT, trong đó có vốn góp từ ngân sách nhà nước Bộ GT-VT quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước Theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV, giai đoạn 2017-2020, dự án cao tốc Bắc - Nam tiếp tục đầu tư một số đoạn phía đông với chiều dài khoảng 654 km, chia làm 11 dự án thành phần gồm các đoạn: từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh); từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế); từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), Cầu Mỹ Thuận 2, (Tiền Giang và Vĩnh Long). Trong đó có 3 dự án sử dụng vốn đầu tư công, 8 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT được triển khai đấu thầu quốc tế chọn nhà đầu tư thực hiện. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án hơn 102.000 tỉ đồng, trong đó có hơn 50.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, hơn 51.000 tỉ đồng do các nhà đầu tư huy động.
I. Các tuyến đường cao tốc miền Bắc :
1. Hà Nội- Hải Phòng : ký hiệu toàn tuyến là CT04
Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ðiểm bắt đầu của tuyến đường nằm ở nút giao thông Thanh Trì trên đường vành đai 3 của Hà Nội, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An -Hải Phòng. Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km, tổng cộng dài 105,5 km . Tại Hà Nội Cao Tôc qua huyện Gia Lâm và quận Long Biên ,Tại Hải Phòng cao tốc qua An Lão , Kiến Thụy,Dương Kinh, Hải An
Vốn đầu tư : 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam là chủ đầu tư.
Ngày 5 tháng 12 năm 2015, toàn bộ tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được thông xe toàn tuyến Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe chính, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại, tốc độ 120km/h Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km, trong đó có cầu Lạch Tray dài 1,2km, cầu Thái Bình dài 822 m, cầu Thanh An dài 963m. Cao tốc đi qua 4 khu vực dân cư có bố trí hệ thống cách âm để giảm tiếng ồn.
Ý nghĩa của tuyến đường : nếu phương tiện đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất 2,5 giờ thì nay chỉ trong 1-1,5 giờ
2. Hà Nội –Lào Cai
Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khởi công xây dựng từ tháng 4 - 2009 theo tiêu chuẩn loại A. Đoạn đường từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 100km/ giờ. Đoạn đường từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80km/ giờ. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay với tổng chiều dài lên đến 245kmTổng mức đầu tư lớn hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/ km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay.
Hành trình từ Hà Nội đến Lào Cai được rút ngắn thời gian chỉ còn khoảng 3,5 giờ so với 7 giờ trước đây. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai còn được kỳ vọng là sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh
tế, xã hội của các địa phương trong vùng dự án. Từ đó cải thiện đời sống vật chất của người dân nơi đây. Đặc biệt là tỉnh Lào Cai, một tỉnh giáp biên giới với cơ hội khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch Sapa.
Điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường
Xuyên Á AH14.
Chiều dài dài 265 km có, Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn
Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam
Vốn đầu tư : Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc.
Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014. Vào ngày 21/09/2014 chính thức thông xe toàn tuyến Nội Bài - Lào Cai .
Ý nghĩa của tuyến đường : đánh thức nền kinh tế Tây Bắc
3.Cầu Giẻ – Ninh Bình
Tuyến đường vừa hoàn thành rút ngắn hơn 50 km lưu thông giữa Hưng Yên và Hà Nam, đồng thời giảm áp lực giao thông cho Hà Nội. chiều dài toàn tuyến là 84 km; điểm đầu là Km 179 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm. Chủ đầu tư Tổng Công ty ĐTPT đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Thời gian Khởi công: 6-01-2008 , thời gian Hoàn thành: 2011-01-05T17:00:00Z
Ý nghĩa của tuyến đường : hai tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình đã có từ lâu song chúng ta không có đường kết nối. Tuyến đường này như một gạch ngang của chữ A kết nối không chỉ hai cao tốc mà cả các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
II.Các tuyến đường cao tốc miền trung :
1.La Sơn – Túy Loan
Cao tốc La Sơn - Túy Loan có tổng chiều dài 77,6 km với tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, theo hình thức BT. Đây là đoạn tuyến nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh, có điểm đầu tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Dự án có quy mô nền đường cao tốc 4 làn xe, mặt cắt ngang rộng 23-24 m, giai đoạn đầu thảm bê tông nhựa 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng đỗ khẩn cấp, đảm bảo phương tiện giao thông chạy với tốc độ 60-80 km/h. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành tháng 12/2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong.
2.Đà Nẵng –Quảng Ngãi :
Điểmbắt đầu :
Điểmkết thúc :
Chiều dài
Tại Hà Nội Cao Tôc qua
Tại Hải Phòng cao tốc qua :
Chủ đầu tư :
Đơn vị thi công :
Vốn đầu tư :
Nguyên liệu kỹ thuật từ
Thông xe ngày :
Ý nghĩa của tuyến đường :
III.Các tuyến đường cao tốc miền nam :
1.Hồ Chí Minh –Trung Lương –Cần Thơ
Dài 61,9 km , bắt đầu ở nút giao thông chợ Đệm Thành Phố Hồ Chí Minh,kết thúc ở nút giao thông Thân Cửu Nghĩa –Châu Thành – Tiền Giang
Xây dựng năm 2004 hoàn thành năm 2010 , có 2 tuyến gồm cao tốc khaongr 39,8 km và đoạn nối 22,1 km , không có đèn giao thông ở giữa 2 len đường
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải ,đơn vị thi công là tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 và công ty của Cuba làm tư vấn giám sát .
Đây là cao tốc đầu tiên của miền nam, cao tốc tiếp theo là Thành Phố Hồ Chí Minh – Long Thành –Dầu Giây .Cao tốc đáp ứng số lượng lớn các xe ô tô đi các tỉnh mienf tây, rút ngắn thời gian di chuyển từ 90 phút xuống còn 30 phút từ thành Phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang, là một
phần của cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ
https://www.invert.vn/tuyen-cao-toc-tp-hcm-long-thanh-dau-giay-chinh-thuc-thong-xe-ar2312
Lời sau cùng, ông Đinh La Thăng nói mình nợ nhân dân quá nhiều
Hé lộ danh tính nhà thầu đầu tiên của “đại dự án” cao tốc Bắc – Nam
Cao tốc thứ 2 của miền nam , cao tốc đầu tiên là trung lương
Các biểu tượng đặc trưng
Kinh phí ,
Vốn đầu tư nước ngoài
Tuyến đường và tỉnh
Trong tuyến đường có cái gì, tổng quan tỉnh ,
Cây cầu: năm khánh thành, tổng chi phí , bắt qua tỉnh nào, nối 2 bờ nào, giá trị về kinh tế , giá trị về văn hóa, giá trị về lịch sử
Đi ngang cái gì , đi ngang đá 2 chọc , suối nóng bình châu , đi ngang điểm nào cũng nói được vài phút,
Nhận xét
Đăng nhận xét